Trước đây, người ta cho rằng chế độ ăn nhiều chất béo gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe, từ béo phì, tiểu đường đến viêm và bệnh tim. Tuy nhiên, ngày nay người Mỹ tiêu thụ tổng lượng chất béo ít hơn so với những năm 1960, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim và béo phì lại cao hơn. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng chế độ ăn có quá nhiều carbohydrate chỉ số đường huyết cao, hay còn gọi là Carbs GI cao, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim bằng với, nếu không muốn nói là cao hơn, việc ăn nhiều chất béo. Đó là bởi những thực phẩm như vậy làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin, một trong những tác nhân tiểm ẩn chính của bệnh tim. Tiêu thụ nhiều đường tinh luyện — có trong nước ngọt, kẹo, bánh ngọt và các loại đồ ngọt khác — cũng có liên quan mật thiết đến triglyceride cao. Vì vậy, một trong những cách tốt nhất để cải thiện hồ sơ lipid là loại bỏ gần như hoàn toàn đường tinh luyện và bột mì tinh chế khỏi chế độ ăn, thay vào đó, hãy ăn carbohydrate toàn phần chưa qua chế biến có trong rau, đậu và trái cây tươi. Còn với ngũ cốc, chúng nên còn nguyên hạt và lượng ăn vừa phải.
Khi nói đến chất béo, trọng tâm đã chuyển sang loại, chứ không phải lượng chất béo được ăn. Chất béo phù hợp, khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, là yếu tố quan trọng cho chế độ ăn uống đấy đủ và lành mạnh. Bốn loại chất béo cơ bản – bão hòa, không bão hòa đơn, không bão hòa đa và chất béo dạng trans – được thảo luận dưới đây. Phân biệt được chất béo “Tốt” và chất béo “xấu” cho phép bạn lựa chọn chế độ ăn uống thông minh hơn và kết quả là giữ cho chỉ số thuộc bảng lipid trong phạm vi khỏe mạnh.
1. Chất béo bão hòa.
Loại chất béo này được tìm thấy chủ yếu trong protein động vật như thịt bò và thịt lợn, cũng như các chế phẩm sữa giàu chất béo như sữa nguyên kem, bơ và pho mát. Các nghiên cứu sức khỏe trước đây, ví dụ như Nghiên cứu Sức khỏe Bogalusa, tìm ra rằng việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng phần nào mức cholesterol mặc dù không phải ở tất cả mọi người. tuy nhiên, bạn nên giảm tiêu thụ những chất béo này bằng cách chọn thịt lạc và các chế phẩm sữa ít béo, cũng như nấu ăn với các loại dầu tốt cho sức khỏe, ví dụ dầu ô-liu và dầu thực vật.
2. Chất béo dạng trans.
Còn được gọi là axit béo dạng trans, chất béo dạng trans được tạo ra khi dầu thực vật được thủy phân để trở nên rắn và ổn định hơn. Quá trình thủy phân cũng kéo dài hạn sử dụng của dẩu ăn, đó là lý do chất béo dạng trans thường được sử dụng để làm thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, bánh ngọt và bơ thực vật dạng rắn. Trong vài năm gần đây, nhiều nhà sản xuất thực phẩm đã bắt đầu loại bỏ thành phần này khỏi sản phẩm của họ, vì các nhà khoa học đã phát hiện rằng chất béo dạng trans từ dầu thủy phân một phần thậm chí còn tệ hơn so với chất béo bão hòa. Chúng không chỉ làm tăng mức LDL trong cơ thể, mà còn làm giảm lipoprotein tỷ trọng cao, hay còn gọi là HDL – cholesterol “tốt” . Hạn chế tối đa sử dụng chất béo dạng trans bằng cách tránh xa bơ thực vật dạng rắn, bánh ngọt chế biến sẵn (bánh ngọt, bánh quy, donut, bánh nướng xốp, v.v.) và thực phẩm chiên trong dầu thủy phân một phần. Hãy đảm bảo bạn kiểm tra nhãn dinh dưỡng trước khi mua bất kỳ thực phẩm đóng gói nào. Nếu chứa dầu thủy phân một phần, vậy thì nó cũng chứa chất béo dạng trans, và do đó bạn cấn tránh sản phẩm này.
3. Chất béo không bão hòa đơn
Chất béo lành mạnh này làm giảm mức LDL mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến HDL cholesterol. Chất béo không bão hòa đơn rất quan trọng đối với chế độ ăn Địa Trung Hải, được cho là có tác dụng thúc đẩy sức khỏe tim mạch, và được tìm thấy trong dầu ô-liu, dầu hạt cải, quả bơ và hầu hết các loại hạt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tất cả các loại chất béo – cả tốt và xấu — đều chứa nhiều calo, vì vậy ngay cả chất béo không bão hòa đơn cũng chỉ nên tiêu thụ một cách vừa phải.
4. Chất béo không bão hòa đa
Những chất béo này làm giảm LDL cholesterol và là yếu tố quan trọng cho một sức khỏe tốt. Đặc biệt là hai loại omega-3 và omega-6 phải được bổ sung qua đường ăn uống vì chúng không được cơ thể sản xuất. Axit béo omega-6 có rất nhiều trong một số loại thực phẩm, từ các loại hạt đến dầu thực vật, vì vậy hầu hết mọi người đều có thể tiêu thụ đủ lượng cần thiết. Mặt khác, omega-3 không dồi dào bằng, chủ yếu được tìm thấy trong các loại cá béo như cá hồi, cá trích, nó chứa các axit béo “chuỗi dài” EPA và DHA. Để đảm bảo rằng bạn nhận được đủ omega-3 cần thiết, hãy ăn cá thường xuyên hơn – ít nhất hai phần mỗi tuần. Bạn cũng có thể dùng hạt chia, hạt lanh, dầu hạt lanh hoặc hạt óc chó, đây là những nguồn chứa nhiếu loại omega-3 khác được gọi là ALA. Bạn cùng có thể chọn dầu cá và các chế phẩm bố sung DHA/EPA.
Hiểu được sự khác nhau giữa các chất béo là một bước quan trọng hướng đến một chế độ ăn uống lành mạnh. Mức triglyceride và cholesterol phần lớn bị ảnh hưởng bởi việc hấp thụ quá nhiều carbohydrate và đường, vì vậy bạn nên giảm đáng kể mức tiêu thụ các loại thực phẩm này. Ngoài ra, bạn nên loại bỏ chất béo dạng trans khỏi chế độ ăn của mình bằng cách chọn các nguồn protein nạc, ví dụ thịt bò hữu cơ, và sử dụng chế phẩm sữa ít béo. Tuy nhiên, không cần thiết phải mua sữa có ít hơn 2% chất béo, vì cơ thể bạn cần triglyceride — loại chất béo thực sự tốt cho sự trao đổi chất. Tránh thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh nhiều nhất có thể, đồng thời ăn nhiều cá giàu omega-3 và ít thủy ngân. Sử dụng dầu ô-liu, hạt lanh và hạt cải cho các món trộn salad và chế biến các món ăn cần nhiệt độ thấp. Khi nấu ăn, hãy sử dụng dầu mắc ca, loại dầu này có điểm bắt cháy cao và không bị oxy hóa. Bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh.
Việc xét nghiệm máu kiểm tra bộ mỡ (Cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL-C) thường xuyên là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm các rối loạn mỡ máu cũng như kiểm soát các nguy cơ về tim mạch. Đồng thời, đưa ra cơ sở để bạn lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với bản thân và gia đình mình. Nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm bộ mỡ máu: Cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL-C, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được phục vụ tận nhà.
Tất cả các xét nghiệm được thực hiện bởi các phòng xét nghiệm đối tác uy tín như:
Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Y Hà Nội, Học viện quân Y, Phòng xét nghiệm di truyền y học Gentech, Trung tâm y khoa công nghệ cao Forlab, Viện công nghệ sinh học, Medlatec…